Ngôi kể thứ nhất mở ra cánh cửa vào thế giới nội tâm của nhân vật, nơi mọi cảm xúc, suy nghĩ và hành động đều được hé lộ qua chính lời kể của họ. Góc nhìn này mang đến sự gần gũi, khiến độc giả như đang cùng bước đi, cùng trải nghiệm với nhân vật chính và lắng nghe họ tâm sự.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những ưu điểm và điểm hấp dẫn của lối kể chuyện này, cùng những yếu tố giúp nó trở thành lựa chọn tuyệt vời trong nhiều thể loại văn học.

Ngôi kể thứ nhất là gì? Cách sử dụng ngôi thứ nhất để kể chuyện
Ngôi kể thứ nhất là gì? Cách sử dụng ngôi thứ nhất để kể chuyện

 

Ngôi kể thứ nhất là gì trong văn học?

Ngôi thứ nhất là một phong cách kể chuyện mà trong đó câu chuyện được truyền tải thông qua góc nhìn của một nhân vật, thường sử dụng các đại từ như “tôi” hay “chúng tôi”. Góc nhìn này cho phép người đọc tiếp cận trực tiếp vào dòng suy nghĩ, cảm xúc và những gì mà nhân vật (người kể) trải qua. Từ đó, tạo sự thân mật, gắn kết và làm nên mối quan hệ sâu sắc giữa người đọc và câu chuyện.

Điểm đặc trưng của ngôi thứ nhất là người kể chỉ có thể chia sẻ những gì họ trải nghiệm trực tiếp hoặc chứng kiến. Nên đôi khi nó sẽ giới hạn thông tin mà người đọc nhận được. Trong nhiều tình huống, nó sẽ tăng thêm phần hồi hộp và bí ẩn, buộc người đọc phải lắp ghép những chi tiết, dữ kiện trước đó để suy đoán về những gì sẽ xảy ra.

Mặc dù được sử dụng phổ biến hơn ngôi kể thứ hai hoặc thứ ba, nhưng ngôi thứ nhất cũng không hẳn 100 điểm. Bởi vì, nó rất dễ bị rơi vào tình trạng đưa ra cái nhìn cá nhân quá đà, chủ quan và đầy cảm xúc, dẫn đến cốt truyện một chiều và không thể bứt phá khỏi giới hạn đó. 

Xem tiếp nội dung bên dưới để biết rõ hơn ưu và nhược điểm của ngôi thứ nhất là gì, cũng như cách sử dụng nó trong viết truyện, tiểu thuyết.

Ngôi kể thứ nhất là gì trong văn học?
Ngôi kể thứ nhất là gì trong văn học?

Ngôi kể thứ nhất có tác dụng gì?

Viết tiểu thuyết hay truyện bằng ngôi thứ nhất sẽ tăng kết nối cảm xúc với độc giả, cũng như thể hiện rõ hơn về quan điểm của nhân vật. Ngoài điểm này, có rất nhiều lý do để lựa chọn ngôi kể thứ nhất cho câu chuyện của bạn, bao gồm:

  • Sự gần gũi và kết nối cảm xúc: Sử dụng ngôi kể thứ nhất giúp câu chuyện trở nên gần gũi hơn. Người đọc trải nghiệm trực tiếp cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật thông qua đại từ “tôi,” tạo nên một mối quan hệ thân mật và cá nhân giữa người kể chuyện và người đọc. Như thế, người đọc dễ dàng đồng cảm với nhân vật hơn.
  • Sự chân thực, tính thức thời và thuyết phục: Ngôi kể thứ nhất tạo ra cảm giác câu chuyện đang diễn ra ngay trước mắt, giúp tăng độ tin cậy cho câu chuyện. 
  • Thể hiện quan điểm thú vị: Ngôi kể thứ nhất cho phép người kể chuyện trình bày câu chuyện thông qua lăng kính cá nhân, lọc thông tin qua cảm xúc và góc nhìn của họ, tạo nên câu chuyện, phong cách viết đậm dấu ấn cá nhân của nhân vật.
  • Tăng kịch tích, sự hồi hộp: Qua góc nhìn của nhân vật chính sẽ có rất nhiều điều bị che mờ, không rõ ràng, là những nhân tố bí ẩn và kích thích sự tò mò của độc giả.
  • Xây dựng nhân vật có chiều sâu: Sử dụng ngôi kể thứ nhất có thể giúp tác giả đi sâu vào phát triển nội tâm nhân vật, làm nổi bật cảm xúc, suy nghĩ và động cơ cá nhân của họ. Nhờ đó mà người đọc hiểu rõ hành động của nhân vật và cảm nhận được sự phức tạp bên trong tâm trí họ, giúp câu chuyện trở nên đa chiều hơn.
Ngôi kể thứ nhất có tác dụng gì?
Ngôi kể thứ nhất có tác dụng gì?

Nội dung liên quan: Ngôi thứ hai là gì? Ưu, nhược điểm của ngôi kể thứ hai

Một số hạn chế của ngôi kể thứ nhất

Mặc dù ngôi kể thứ nhất có nhiều ưu điểm, nhưng nó cũng mang theo những nhược điểm có thể phá hỏng cả câu chuyện. Các vấn đề này thường phát sinh từ chính đặc điểm và bản chất chủ quan của loại ngôi kể này. Cụ thể, có thể thấy các hạn chế sau:

  • Góc nhìn hạn chế: 

Ngôi kể thứ nhất bị giới hạn về phạm vi thông tin mà người kể chuyện có thể truyền tải. Người đọc chỉ được tiếp cận những gì nhân vật chính biết hoặc trải nghiệm, dẫn đến khả năng bỏ lỡ những sự kiện quan trọng xảy ra ngoài tầm quan sát của nhân vật. Mặc dù có thể tạo ra sự tò mò, nhưng trong nhiều trường hợp nó có thể khiến độc giả khó hiểu và tự hỏi vì sao lại như thế.

Đồng thời, khi góc nhìn bị giới hạn sẽ gây khó khăn trong việc triển khai những cốt truyện phức tạp, đòi hỏi nhiều quan điểm và thông tin từ nhiều nhân vật khác nhau. Sự giới hạn không gian và thời gian này sẽ khiến câu chuyện mất đi tính toàn diện, khi mà người kể chuyện không thể ở khắp mọi nơi để mô tả tất cả các khía cạnh của câu chuyện.

  • Lời kể thiếu tin cậy:

Vì câu chuyện chỉ được phản ánh qua góc nhìn chủ quan của một nhân vật, đôi khi người đọc sẽ phải đối mặt với những câu chuyện bị bóp méo hoặc không hoàn toàn chính xác. Những câu chuyện không đáng tin cậy có thể tạo nên cảm giác nghi ngờ và hoang mang cho người đọc, khiến họ không chắc chắn về tính chân thực của sự kiện.

  • Cảm xúc chủ quan:

Người kể chuyện ngôi thứ nhất thường bị ảnh hưởng bởi cảm xúc và quan điểm cá nhân, dẫn đến sự thiên vị trong cách nhìn nhận sự việc. Như vậy sẽ làm cho câu chuyện trở nên phiến diện và thiếu khách quan. Đặc biệt, trong những cốt truyện phức tạp, sự thiên vị này có thể làm mất đi tính cân bằng trong việc kể lại các mặt khác của tuyến nhân vật phụ và các khía cạnh khác của câu chuyện.

  • Lạm dụng đại từ “tôi”:

Một vấn đề khác là sự lạm dụng đại từ “tôi”, dễ dẫn đến tình trạng nhàm chán và lặp đi lặp lại trong lời kể. Nếu không khéo léo trong cách thể hiện, việc sử dụng quá nhiều từ “tôi” có thể khiến câu chuyện trở nên đơn điệu và thiếu sự đa dạng trong cách tiếp cận, làm giảm tính hấp dẫn đối với người đọc.

  • Làm mờ các nhân vật khác:

Khi đọc truyện kể bằng ngôi thứ nhất, người đọc chỉ có thể tiếp cận suy nghĩ và cảm xúc của người kể chuyện. Nên sẽ khó thể thấu hiểu tâm lý và động cơ của các nhân vật khác. Khi đó, các nhân vật phụ có thể bị thiếu chiều sâu, khiến họ trở nên mờ nhạt hoặc không rõ ràng trong cách xây dựng nhân vật.

Một số hạn chế của ngôi kể thứ nhất
Một số hạn chế của ngôi kể thứ nhất

Cách sử dụng ngôi kể thứ nhất

Ngôi kể thứ nhất sẽ là lựa chọn tốt cho nhiều câu chuyện, vì nó tạo ra sự gần gũi và dễ phát triển cảm xúc nhân vật hơn. Tuy nhiên, khi sử dụng ngôi kể này, người viết phải chú ý giọng kể, mọi thứ phải nhất quán và lôi cuốn.

Dưới đây là một số cách để sử dụng ngôi kể thứ nhất:

  • Chọn giọng kể riêng: Giọng kể trong ngôi thứ nhất sẽ là lời của người kể và phản ánh đúng tính cách, bối cảnh và kinh nghiệm sống của nhân vật “tôi”.
  • Nhất quán trong giọng kể: Giữ cho giọng điệu của nhân vật nhất quán xuyên suốt câu chuyện là yếu tố quan trọng. Vì độc giả sẽ dễ dàng nhận diện và cảm thông cho nhân vật hơn. Nếu nhân vật có thay đổi về cảm xúc hay quan điểm, thì sự phát triển đó cần được phản ánh từ từ, một cách hợp lý, tránh sự đột ngột gây cảm giác thiếu thực tế.
  • Cân bằng giữa nội tâm và hành động: Ưu điểm nổi bật của ngôi kể thứ nhất chính là khai thác tối đa nội tâm của nhân vật. Nhưng hãy lưu ý, không nên lạm dụng việc mô tả quá nhiều suy nghĩ và cảm xúc, mà cần có sự xen kẽ hợp lý giữa hành động bên ngoài và cảm xúc bên trong.
  • Show don’t tell: Nguyên tắc này đòi hỏi tác giả mô tả nhiều hơn thay vì chỉ để câu chuyện trôi qua trong lời kể. Ví dụ, thay vì viết “Tôi sợ hãi” bạn có thể mô tả “Tay tôi run lên khi tôi với tới cánh cửa.”
  • Đừng lạm dụng từ “tôi”: Sử dụng quá nhiều đại từ này sẽ tạo sự ngăn cách giữa người đọc và nhân vật. Cách khắc phục chính là sử dụng mô tả trực tiếp thay vì đưa vào lời kể của nhân vật “tôi”.
  • Đa dạng trong cách thể hiện cảm xúc: Sử dụng nhiều cách diễn đạt cảm xúc khác nhau để tránh sự lặp lại khi nhân vật chính bộc lộ cảm xúc. Bạn có thể mô tả qua nét mặt, giọng nói hoặc cử chỉ để làm tăng thêm tính chân thực.
Cách sử dụng ngôi kể thứ nhất
Cách sử dụng ngôi kể thứ nhất

Lời kết

Tóm lại, ngôi kể thứ nhất là một công cụ tường thuật đầy mạnh mẽ, giúp người đọc có cơ hội đắm chìm vào thế giới của nhân vật một cách chân thực. Bằng cách đưa người đọc khám phá câu chuyện qua góc nhìn của người kể, sẽ đưa đến cảm xúc khác biệt và giúp họ hiểu hơn về hành trình phát triển nội tâm của nhân vật. Tuy có một vài điểm hạn chế, nhưng nếu khéo léo sử dụng thì vẫn có thể làm cho câu chuyện trở nên sinh động và hay hơn.

Theo dõi website Người Chấp Bút để cập nhật thêm nhiều bài chia sẻ mới nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

error: Nội dung có bản quyền!