Sự xuất hiện của internet và sự bùng nổ của các trang mạng xã hội trong những năm qua đã tạo ra những thay đổi mạnh mẽ trong thói quen và hành vi của con người, đặc biệt là trong việc đọc sách.Các nghiên cứu trong thập kỷ qua cho thấy, sách dần mất đi vị thế ưu tiên trong việc tìm kiếm, giải trí; thay vào là sự thống trị của các nền tảng truyền thông xã hội. Tác động của mạng xã hội đến thói quen đọc sách đã trở thành chủ đề tranh luận sôi nổi: “Mạng xã hội mở ra cánh cửa mới để tiếp cận tri thức hay đang âm thầm làm lu mờ giá trị. Cùng Người Chấp Bút tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Tác động của mạng xã hội đến thói quen đọc sách như thế nào?
Tác động của mạng xã hội đến thói quen đọc sách như thế nào?

Tác động tiêu cực của mạng xã hội đến việc đọc sách

Mạng xã hội, với sự tiện lợi và nội dung hấp dẫn, đã len lỏi vào mọi ngóc ngách của cuộc sống, kể cả thói quen đọc sách. Nhưng bên cạnh những tác động của mạng xã hội đến thói quen đọc sách được cho là tích cực như trên thì nó cũng mang lại không ít ảnh hưởng tiêu cực đến văn hóa đọc truyền thống. 

Hãy tiếp tục cùng tôi phân tích những tác động của mạng xã hội đến thói quen đọc sách, để xem chúng ta đã “lạc lối” thế nào trong kỷ nguyên số nhé!

Nội dung ngắn tạo thói quen đọc lướt thay vì đọc sâu

Bạn có nhớ lần cuối cùng kiên nhẫn đọc hết một cuốn sách dày là khi nào không? Có lẽ khá lâu rồi! Mạng xã hội luôn nhồi nhét các bài đăng ngắn, meme hài hước và tin tức nóng hổi chỉ vài dòng. Và liên tục được phổ biến những nội dung này khiến chúng ta dần mất kiên nhẫn với các nội dung dài hơi như sách. Vậy tác động của mạng xã hội đến thói quen đọc sách ở đây là gì?

Chúng ta hình thành thói quen đọc lướt, chỉ lướt qua bề mặt mà không còn đủ kiên nhẫn để nghiền ngẫm những phân tích giá trị trong sách, thậm chí cả những video dài hơn cũng không cho phép mình được xem hết. 

Bạn nên biết rằng, đọc sách cần thời gian và sự tập trung, nhưng khi đã quen với việc đọc nhanh, bạn sẽ thấy việc kiên nhẫn đọc từng trang sách thật sự là một thử thách lớn. 

Thời gian lướt mạng nhiều hơn thời gian đọc sách

Thay vì dành vài giờ cho sách, rất nhiều người dễ dàng chấp nhận lãng phí hàng giờ vô định trên mạng xã hội, xem đi xem lại những nội dung không mấy giá trị. Những đoạn video ngắn, bài đăng hài hước hay các thông tin nóng hổi liên tục xuất hiện, khiến người dùng cảm thấy bị cuốn hút và khó dứt ra. 

Nếu lắng nghe tâm sự của một người từng nghiện lướt mạng xã hội. có thể bạn cũng sẽ thấy điểm tương đồng với mình. Vì có thể là “chỉ lướt 5 phút thôi”, nhưng rồi lại mất hàng giờ để xem hết video này đến bài đăng kia. Đó là cách mạng xã hội âm thầm lấy đi thời gian đọc sách của chúng ta, làm cho việc đầu tư vào tri thức và cảm xúc thông qua sách trở nên xa xỉ hơn bao giờ hết.

Tất nhiên, thời gian là có hạn và việc mạng xã hội chiếm phần lớn thời gian đồng nghĩa với việc thời gian dành cho sách ngày càng bị thu hẹp.

Tác động tiêu cực của mạng xã hội đến việc đọc sách
Tác động tiêu cực của mạng xã hội đến việc đọc sách

Tác động của mạng xã hội đến thói quen đọc sách: Khả năng tập trung bị phân tán

Tác động của mạng xã hội đến thói quen đọc sách cực kỳ lớn, khi mà mỗi lần đọc sách, chúng ta rất dễ bị phân tâm bởi thông báo tin nhắn hay “ting” từ mạng xã hội. 

Mạng xã hội khiến chúng ta dễ dàng bị cuốn vào những gián đoạn nhỏ nhặt, làm giảm khả năng tập trung khi đọc sách. Khi sự tập trung bị phá vỡ liên tục, việc đọc sâu và hiểu rõ nội dung sách lại càng khó khăn hơn, khiến chúng ta không thể đắm chìm một cách trọn vẹn với nguồn tri thức giá trị đó.

Không chỉ dừng lại ở đó, ngay cả khi không có thông báo nào, cảm giác bồn chồn muốn kiểm tra mạng xã hội cũng khiến chúng ta khó lòng tập trung. Đọc sách cần sự yên tĩnh và liền mạch, nhưng mạng xã hội lại khiến sự yên bình đó ngày càng trở nên xa xỉ.

Vậy giải pháp chính là? – Thử tắt thông báo và để điện thoại ở chế độ máy bay khi đọc sách, bạn sẽ ngạc nhiên bởi khả năng tập trung cải thiện đáng kể đấy!

Sự lan tràn của nội dung kém chất lượng

Mạng xã hội tràn ngập những nội dung nhảm nhí, thậm chí nhiều sách, tiểu thuyết được quảng bá rộng rãi nhưng lại chứa đựng tư tưởng lệch lạc, thiếu giá trị. Những cuốn sách này có thể được PR rầm rộ, thu hút đông đảo người đọc, nhất là với thanh thiếu niên. Chúng dễ dàng làm lu mờ những tác phẩm kinh điển hay những tác phẩm chứa đựng tri thức đích thực.

Sự lan tràn các nội dung trên không chỉ làm suy giảm thói quen đọc sách chất lượng mà còn ảnh hưởng đến tư duy và nhận thức của người đọc, khi họ tiếp xúc với những tư tưởng lệch lạc, thiếu sự chắt lọc.

Vậy nên, đừng để những cuốn sách “giật tít” trên mạng xã hội làm ảnh hưởng đến hành trình thu nạp kiến thức của bản thân. 

Sự lan tràn của nội dung kém chất lượng
Sự lan tràn của nội dung kém chất lượng

Bình phẩm sách mang tính gây hấn và phiến diện

Trên mạng xã hội, ai cũng có thể trở thành “nhà phê bình” với những nhận xét đôi khi đầy cảm tính và thiếu khách quan. Những bình luận phiến diện, thiếu cơ sở xuất hiện ngày càng nhiều, không ít trong số đó nhằm mục đích gây tranh cãi, hạ thấp giá trị sách hoặc tên tuổi tác giả. Người đọc dễ bị cuốn theo những đánh giá này, mất đi khả năng tự nhận định giá trị của cuốn sách. 

Hơn nữa, không ít người viết đánh giá chỉ để gây tranh cãi hoặc làm nổi bật bản thân, làm cho môi trường tri thức trở nên độc hại. Kết quả là, nhiều người đọc sách không còn vì niềm vui khám phá tri thức mà chỉ để tranh luận hoặc chứng minh quan điểm cá nhân.

Tác động của mạng xã hội đến thói quen đọc sách: Sự thụ động trong tiếp nhận thông tin

Mạng xã hội khiến người dùng dần trở nên thụ động trong việc tiếp nhận tri thức. Thay vì chủ động tìm kiếm thông tin từ sách, nhiều người chỉ đơn giản ngồi đợi các nội dung bày sẵn trên newsfeed. Việc tiếp nhận thông tin một cách thụ động này khiến khả năng phân tích, phản biện suy giảm và lâu dần, niềm vui khám phá tri thức qua từng trang sách cũng biến mất.

Sách yêu cầu sự chủ động trong việc đọc và suy ngẫm, nhưng mạng xã hội lại khuyến khích sự dễ dãi trong tiếp thu, làm suy yếu tinh thần học hỏi của chúng ta. Đọc sách giúp bạn tự tìm câu trả lời, còn mạng xã hội đôi khi chỉ cho bạn thấy những gì bạn muốn nghe.

Tác động của mạng xã hội đến thói quen đọc sách: Sự thụ động trong tiếp nhận thông tin
Tác động của mạng xã hội đến thói quen đọc sách: Sự thụ động trong tiếp nhận thông tin

Bội thực thông tin gây mất hứng thú đọc sách

Mỗi ngày, người dùng mạng xã hội phải đối mặt với hàng trăm, thậm chí hàng ngàn thông tin. Một khi được cung cấp quá nhiều thông tin trong thời gian ngắn, người dùng sẽ rơi vào trạng thái bội thực. Việc tiếp nhận quá nhiều nội dung vụn vặt khiến chúng ta mất dần hứng thú với việc đọc những cuốn sách cần sự đầu tư về mặt thời gian và tư duy.

Nên đôi lúc, việc rời xa mạng xã hội và tìm lại cảm giác “lạc lối” trong từng trang sách là điều tuyệt vời nhất bạn có thể làm cho bản thân.

Tác động tích cực của mạng xã hội đến thói quen đọc sách 

Mạng xã hội thường bị xem là thủ phạm thay đổi thói quen của nhiều người, trong đó có cả việc đọc sách. Nhưng nếu nhìn từ một góc độ khác, nó lại chính là cầu nối giúp chúng ta tìm lại tình yêu với việc đọc. 

Sẽ không ai ngờ những bài viết chia sẻ cảm nhận về sách, các thử thách “21 ngày dậy sớm đọc sách”, “đọc sách 5 giờ sáng cùng tôi” hay “đọc 12 quyển sách mỗi năm lại có thể tạo động lực mạnh mẽ đến như thế.

Đúng thế, giữa những dòng tin tức vội vã và các video ngắn hài hước, mạng xã hội vẫn dành chỗ cho những ai yêu sách, giúp họ cùng nhau tạo nên một cộng đồng gắn kết, nơi người ta khuyến khích nhau đọc và trao đổi kiến thức.

Hơn nữa, tác động của mạng xã hội đến thói quen đọc sách không chỉ dừng ở việc tạo động lực mà còn mở rộng cơ hội tiếp cận nguồn tài liệu phong phú. Từ những trích dẫn sâu sắc đến các bài review ngắn gọn, tất cả đều có thể tìm thấy chỉ bằng vài cú click chuột. Những kho sách miễn phí, các bài viết phân tích chuyên sâu trên mạng giúp người đọc khám phá thêm nhiều thể loại mới mà có lẽ trước đây họ chưa từng nghĩ đến. Đây chẳng phải là cách tuyệt vời để làm thôi thúc chúng ta đọc sách hay sao?

Những người yêu sách không chỉ đọc cho riêng mình, mà còn viết review, làm video chia sẻ, tạo động lực cho những người khác cùng đọc. Vậy nên, nếu biết tận dụng đúng cách, mạng xã hội có thể trở thành người bạn đồng hành đắc lực, giúp thói quen đọc sách trở nên thú vị và bền vững hơn bao giờ hết.

Tác động động của mạng xã hội đến thói quen đọc sách như nào?
Tác động động của mạng xã hội đến thói quen đọc sách như nào?

Giải pháp khôi phục thói quen đọc sách trong thời đại số

Trong thời đại mạng xã hội chi phối mọi thứ, đối với nhiều người, việc duy trì thói quen đọc sách không hề dễ dàng. Sự xao nhãng liên tục khiến việc tập trung vào từng trang sách trở nên xa xỉ. Nhưng, chúng ta vẫn có cách để khôi phục đam mê đọc, giảm thiểu tác động của mạng xã hội đến thói quen đọc sách. Đó chính là:

  • Thiết lập thời gian đọc cố định hàng ngày: Khi bạn nhận ra tác động của mạng xã hội đến thói quen đọc sách, việc có một lịch trình cố định sẽ giúp hạn chế sự xao nhãng từ những thông báo không cần thiết. Hãy coi thời gian đọc như một cuộc hẹn quan trọng. Dù chỉ 20-30 phút mỗi ngày, bạn cũng sẽ ngạc nhiên khi thấy mình có thể hoàn thành nhiều cuốn sách hơn tưởng tượng.
  • Tạo không gian đọc yên tĩnh và thoải mái: Không gian đọc yên tĩnh và thoải mái có thể làm nên điều kỳ diệu cho sự tập trung. Hãy tạo cho mình một góc đọc sách riêng, với ánh sáng dịu nhẹ và một chiếc ghế êm ái. Không cần xa hoa, chỉ cần bạn cảm thấy bình yên và thoát khỏi thế giới đầy ồn ào của mạng xã hội. Đây sẽ là nơi bạn thoát ly khỏi những tác động của mạng xã hội đến thói quen đọc sách và thực sự kết nối với những trang sách.
  • Đọc sách cũng cần bạn đồng hành: Tham gia các cộng đồng trực tuyến về sách sẽ giúp bạn tìm thấy những người cùng đam mê và chia sẻ những góc nhìn mới. Những nhóm này không chỉ khuyến khích bạn đọc nhiều hơn mà còn giúp bạn khám phá thêm nhiều thể loại sách mới mà trước đây bạn chưa từng nghĩ đến.
  • Xây dựng danh sách sách cần đọc và theo dõi tiến độ: Việc lập danh sách những cuốn sách bạn muốn đọc và theo dõi tiến độ hoàn thành. Khi thấy danh sách ngày càng ngắn đi sẽ khiến bạn thêm có động lực hơn. Bạn có thể sử dụng các ứng dụng theo dõi hoặc đơn giản chỉ cần một cuốn sổ nhỏ để ghi lại. 
  • Đọc để chia sẻ, không phải chỉ để mình biết: Chia sẻ cảm nhận về những cuốn sách bạn đã đọc lên mạng xã hội hoặc qua blog cá nhân sẽ giúp bạn có thêm động lực đọc nhiều hơn. Đừng ngần ngại chia sẻ góc nhìn riêng, biết đâu bạn sẽ truyền cảm hứng cho ai đó bắt đầu hành trình đọc sách của riêng mình.
  • Đánh giá và điều chỉnh thói quen sử dụng mạng xã hội: Thay vì dành hàng giờ lướt mạng, hãy đặt giới hạn thời gian và ưu tiên cho việc đọc sách. Nhận thức rõ những tác động của mạng xã hội đến thói quen đọc sách sẽ giúp bạn tìm ra sự cân bằng giữa việc tiếp nhận thông tin nhanh và nuôi dưỡng tri thức từ sách.
Giải pháp khôi phục thói quen đọc sách trong thời đại số
Giải pháp khôi phục thói quen đọc sách trong thời đại số

Lời kết

Những tác động của mạng xã hội đến thói quen đọc sách ngày càng rõ rệt, đặc biệt là trong lối sống hiện đại đầy hối hả. Tuy nhiên, nếu biết cách cân bằng và lựa chọn, bạn hoàn toàn có thể giữ vững niềm đam mê đọc sách, biến mạng xã hội thành công cụ hỗ trợ thay vì làm lu mờ giá trị tri thức.

Hãy thử đặt điện thoại xuống và dành vài phút mỗi ngày để đọc sách, tìm tòi những điều hay trong từng trang giấy, bạn sẽ thấy được sự thay đổi bất ngờ của bản thân trong thời gian ngắn đấy.

Chia sẻ thêm với Người Chấp Bút về cách bạn đọc sách và làm sao duy trì được sự tập trung khi đọc sách trước những video hấp dẫn từ mạng xã hội nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

error: Nội dung có bản quyền!