Phần mô tả sách đóng vai trò then chốt trong việc thu hút độc giả trên các nền tảng thương mại điện tử. Đó là điểm chạm đầu tiên giữa tác giả và người đọc, nơi mà sức mạnh của ngôn từ có thể quyết định xem cuốn sách có được chọn hay không. Biết cách viết mô tả sách hấp dẫn sẽ khơi gợi trí tò mò và cảm xúc của độc giả, khiến họ cảm thấy cần phải biết thêm và từ đó đưa ra quyết định mua sách.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những bí quyết viết mô tả sách ấn tượng, giúp bạn tạo ra những lời giới thiệu lôi cuốn và thuyết phục, tăng khả năng tiếp cận độc giả và doanh số bán ra.

Tầm quan trọng của mô tả sách
Mô tả sách giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút sự chú ý của độc giả và quyết định doanh số bán hàng. Nó không phải là đoạn giới thiệu ngắn về nội dung sách, mà hơn hết nó là công cụ thuyết phục độc giả của bạn. Mô tả sách cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp thị. Trong thời đại số, ngày càng nhiều độc giả tìm kiếm và quyết định mua sách qua Internet. Một mô tả hấp dẫn có thể cải thiện khả năng hiển thị của sách trên các nền tảng
Mô tả sách thay lời bạn muốn nói rằng:“Sách của tôi có điều bạn cần”. Và một mô tả hay sẽ trả lời câu hỏi lớn mà mọi độc giả đều đặt ra:“Tôi sẽ nhận được gì từ cuốn sách này?”. Và đó là yếu tố quan trọng để độc giả quyết định có nên đọc quyển sách này hay không.
Thực tế, mô tả sách không phải là tóm tắt sách. Mô tả là một cơ hội để bạn phô phần tinh túy nhất mà sách có ra cho độc giả chiêm ngưỡng. Nhưng sự phô bày này không được lộ liễu, mà phải thực tinh tế và huyền bí.
Khi viết mô tả sách, cần tránh việc chỉ liệt kê các sự kiện hay thông tin cơ bản. Thay vào đó, hãy tập trung vào việc truyền tải giá trị và lợi ích mà cuốn sách mang lại.

Phần mô tả sách nên dài bao nhiêu?
Phần mô tả một cuốn sách nên dài từ 100 đến 250 từ, với mục đích thu hút sự chú ý của người đọc mà không tiết lộ quá nhiều nội dung. Giới hạn này cho phép tác giả khai thác các ý chính, quan trọng trong nội dung sách liên quan đến cốt truyện, nhân vật hoặc chủ đề.
Tuy nhiên, tùy vào từng thể loại cụ thể mà giới hạn độ dài có thể khác nhau. Bạn cần linh hoạt điều chỉnh cho phù hợp với thể loại và mục tiêu hướng đến. Dù là độ dài bao nhiêu cũng không thể bỏ qua điều quan trọng nhất chính là tạo ra ấn tượng tốt và khơi dậy sự tò mò của người đọc.

Hướng dẫn cách viết mô tả sách hay
Trước sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường sách, phần mô tả đóng vai trò quyết định trong việc thu hút và tỷ lệ bỏ giỏ hàng của người đọc. Vậy nên hãy viết mô tả sách thật hay và có phần táo bạo hơn so với sự nhẹ nhàng vốn có của bạn. Rất có thể sự thay đổi này sẽ giúp quyển sách có doanh số tốt hơn.
Dưới đây là một số cách viết mô tả sách mà bạn có thể áp dụng thử:
Câu đầu ấn tượng
Bạn cần thu hút sự chú ý của độc giả ngay lập tức bằng một tuyên bố táo bạo, ấn tượng ở phần mô tả sách hơn là một câu đầy chữ và không có giá trị ý nghĩa nào. Vì thế, khi viết mô tả sách, hãy đầu tư vào câu đầu tiên, phải làm cho người đọc dừng lại, suy nghĩ và cuối cùng là muốn đọc tiếp.
Hãy chọn vấn đề quan trọng nhất trong cuốn sách hoặc sự kiện gây sốc, có tính xung đột để đặt câu hỏi hoặc đưa ra tuyên bố.
Ví dụ: “Thế giới sẽ sụp đổ chỉ trong 24 giờ nữa và bạn là người duy nhất có thể cứu nó, nhưng với cái giá của chính linh hồn mình.”
Sử dụng cách tiếp cận táo bạo này không chỉ là một phương pháp hiệu quả mà còn giúp cuốn sách của bạn nổi bật giữa hàng ngàn lựa chọn khác.
Sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu
Muốn viết mô tả sách hay, hãy ưu tiên sự đơn giản và dễ hiểu. Vì bạn chỉ có khoảng 250 từ để thuyết phục độc giả của mình. Nếu chọn những câu chữ quá phức tạp, có thể làm họ bỏ qua quyển sách hấp dẫn của mình.
Quan trọng nhất là mọi từ và câu đều phải có mục đích. Đừng lặp lại ý tưởng hoặc sử dụng trạng từ và tính từ thừa thãi, vì chúng có thể làm rối rắm và làm giảm sức hấp dẫn của câu chuyện. Thay vì cố gắng gây ấn tượng bằng những câu văn dài dòng, hãy tập trung vào cốt truyện chính và vấn đề mà cuốn sách giải quyết.
Chia đoạn văn thành các phần ngắn hơn để tạo cảm giác thoải mái khi đọc. Độc giả có xu hướng muốn nhanh chóng hiểu nội dung cuốn sách, vì vậy, việc sử dụng ngôn ngữ đơn giản và cấu trúc dễ đọc sẽ giúp họ cảm thấy dễ chịu và dễ “xiêu lòng” hơn.

Sử dụng từ khóa thông minh
Viết mô tả sách hay là chìa khóa quan trọng để thuyết phục độc giả tìm đọc quyển sách của bạn. Nhưng để độc giả “vô tình” đọc được mô tả của bạn thì phải có một số thủ thuật nhỏ. Đó chính là sử dụng các từ khóa mà độc giả của bạn quan tâm.
Các từ khóa sẽ liên quan đến thể loại, chủ đều, bối cảnh hoặc bất cứ từ ngữ nào có thể giúp quyển sách của bạn dễ dàng được tìm thấy trên các nền tảng trực tuyến. Lựa chọn này đặc biệt quan trọng khi bạn hy vọng tăng lượt tìm kiếm của sách trên các nền tảng/ứng dụng sách điện tử hoặc sàn thương mại.
Hãy nghiên cứu từ khóa một cách cẩn thận. Nghĩ về đối tượng độc giả mục tiêu của bạn và tưởng tượng những cụm từ mà họ sẽ sử dụng để tìm kiếm cuốn sách thuộc thể loại của bạn.
Ngoài ra, việc sử dụng những từ khóa cảm xúc cũng rất quan trọng. Ví dụ như “kịch tính”, “thót tim”, “tuyệt vọng”, “đau đớn”, “hoang mang”,… Các từ khóa cảm xúc không chỉ giúp mô tả chân thực hơn mà cũng giúp độc giả tiếp cận dễ dàng hơn.
Nhắc đến USP của sách
Đem mọi thứ trưng bày ở phần mô tả không phải là ý kiến hay. Nên, khi viết mô tả sách hãy chọn lọc các sự kiện chính, làm nổi bật nhằm lôi cuốn người đọc và tạo động lực thôi thúc họ vào đọc sách của bạn.
Không cần kể hết mọi chi tiết, mà chỉ cần hé lộ một phần câu chuyện, đủ để khơi gợi sự tò mò. Một sự kiện chủ chốt hay bước ngoặt trong cốt truyện có thể tạo ra ấn tượng mạnh, làm người đọc muốn vào xem xem nhân vật chính sẽ đối phó ra sao với tình huống đó. Cách này giống như bạn đưa cho người đọc một mảnh ghép quan trọng trong bức tranh tổng thể, để họ tự kết nối và suy đoán những diễn biến tiếp theo.

Đề cập đến chủ đề/thể loại
Cũng giống như viết chèn các từ khóa thông minh, đề cập đến chủ đề hoặc thể loại khi viết mô tả sách cũng sẽ giúp người đọc nhanh chóng nhận điện cuốn sách có phù hợp với sở thích và nhu cầu của họ hay không.
Chủ đề là nền tảng tinh thần của cuốn sách, là ý tưởng xuyên suốt mà bạn muốn truyền tải. Một cuốn sách có thể xoay quanh tình yêu, sự mất mát, cuộc đấu tranh cho công lý hay khám phá những giá trị cá nhân. Đề cập đến chủ đề trong mô tả sách giúp người đọc hiểu ngay từ đầu về thông điệp và ý nghĩa sâu xa mà họ có thể nhận được.
Thể loại của sách lại đóng vai trò như một bản đồ, giúp độc giả định vị đúng về loại hình trải nghiệm mà họ sẽ đọc. Một cuốn sách thuộc thể loại giả tưởng sẽ đưa người đọc vào những thế giới kỳ ảo, trong khi một tiểu thuyết ly kỳ sẽ mang lại cảm giác hồi hộp, kịch tính qua những tình huống đầy nguy hiểm. Quan trọng là, phải xác định rõ thể loại của cuốn sách để người đọc không bị nhầm lẫn hoặc thất vọng về kỳ vọng ban đầu.
Có thể bạn quan tâm: Cách viết tiểu thuyết hay cho người mới bắt đầu
Đưa ra nỗi đau và cách cuốn sách sẽ giải quyết
Bạn nghĩ sao nếu như khơi dậy nỗi đau của độc giả trong phần mô tả? Đây cũng là một cách hay để viết mô tả sách, chạm vào nỗi đau và đưa ra giải pháp sẽ giúp độc giả cảm thấy muốn được “chữa lành” hơn.
Trước tiên, bạn cần xác định rõ ràng nỗi đau hiện tại của họ. Có thể là cảm giác bế tắc trong công việc, sự cô đơn trong các mối quan hệ, hoặc khao khát thay đổi nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Nên sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, giúp độc giả nhận ra chính mình trong những câu chữ đó.
Sau khi đã thu hút sự chú ý của người đọc bằng việc xác định nỗi đau, tiếp theo là mô tả cách cuốn sách của bạn sẽ giúp họ thoát khỏi tình trạng này. Đừng chỉ ám chỉ mà hãy nêu rõ lợi ích mà họ sẽ nhận được. Chẳng hạn, bạn có thể nói: “Cuốn sách này không chỉ cung cấp những giải pháp thực tiễn để vượt qua áp lực, mà còn giúp bạn thấu hiểu bản thân, từ đó tự tin chắp cánh theo đuổi ước mơ và khát vọng của mình.”
Nếu muốn có kết nối sâu sắc hơn, hãy viết mô tả sách bằng cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện. Chẳng hạn như mô tả nỗi sợ hãi, mất mát, tuyệt vọng hay cuộc chiến nội tâm của nhân vật để độc giả đồng cảm và bị lôi cuốn ngay từ những dòng đầu tiên. Thông thường, cách này sẽ dùng cho các thể loại tiểu thuyết.
Ví dụ: “Nhân vật chính của chúng ta đã phải đối mặt với nỗi đau mất đi cùng lúc những người thân trong gia đình, nhưng không vì thế mà anh ấy từ bỏ. Sau tất cả, anh ấy cũng tìm được ánh sáng và hy vọng cho đời mình…”

Một kết thúc tò mò
Bạn cần khéo léo nêu bật những vấn đề hoặc câu hỏi mà cuốn sách của bạn giải quyết, nhưng đồng thời để lại một phần chưa được tiết lộ. Đó là bí quyết để lôi kéo độc giả vào câu chuyện mà bạn muốn và có thể giữ chân họ được lâu hay không phải xem bạn đầu tư được bao nhiêu cho nội dung trong đó.
Ngoài ra, một kết thúc hồi hộp có thể được xây dựng thông qua những câu hỏi kích thích sự tò mò. Hãy đặt ra những tình huống gây cấn, như: “Liệu nhân vật chính có đủ can đảm để đối mặt với quá khứ của mình? Hay họ sẽ bỏ lỡ cơ hội thay đổi cuộc đời?” Những câu hỏi này không chỉ khơi gợi sự quan tâm mà còn khiến người đọc muốn dạo hết một vòng để khám phá kết thúc của câu chuyện.
Thêm bất kỳ đánh giá tích cực
Khi viết mô tả sách, bạn cũng có thể chêm vào lời đánh giá tích cực từ người có sức ảnh hưởng. Cách này có thể tác động mạnh mẽ lên quyết định của người đọc.
Bạn có thể trích dẫn những câu nói ngắn gọn từ các nhà phê bình, tác giả nổi tiếng hoặc các nền tảng đánh giá sách. Những lời khen ngợi này sẽ tạo ra sự hứng thú và làm tăng độ uy tín của quyển sách hơn, độc giả dễ dàng bị thuyết phục hơn bất kỳ lời kêu gọi nào.

Có thể bạn quan tâm: 10 cách viết sách kiếm tiền thành công trên mọi nền tảng
Lời kết
Một mô tả hấp dẫn cần phải phản ánh được bản chất của tác phẩm, khơi gợi sự tò mò và tạo nên kết nối cảm xúc với người đọc. Vì thế, khi viết mô tả sách, cần phải sử dụng ngôn từ giàu hình ảnh, đặt câu hỏi kích thích tư duy và nêu bật những lợi ích mà cuốn sách mang lại nhằm khuyến khích độc giả nhấn nút “mua ngay”.
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc xuất bản sách và đưa sách tiếp cận với độc giả, hãy liên hệ với Người Chấp Bút!