Tự truyện, tiểu sử và hồi ký là ba thể loại văn học ghi lại những dấu ấn cuộc đời qua lăng kính riêng biệt. Thế nhưng, làm thế nào để phân biệt chúng khi tất cả đều kể câu chuyện của một con người? Tự truyện là gì và nó khác gì so với tiểu sử hay hồi ký? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các thể loại này, tìm ra được điểm tương đồng, cũng như điểm khác biệt giữa chúng. Cùng Người Chấp Bút tìm hiểu ngay nhé!

Định nghĩa tự truyện là gì?
Tự truyện là một thể loại văn học phi hư cấu, ghi lại câu chuyện cuộc đời của chính tác giả qua chính lăng kính trải nghiệm cá nhân. Đây là hành trình tìm về quá khứ, tái hiện lại những sự kiện quan trọng, cảm xúc và bài học đắt giá mà tác giả đã đi qua. Tự truyện mang đậm dấu ấn cá nhân, giúp người đọc tiếp cận câu chuyện qua giọng kể gần gũi, chân thật của chính nhân vật trung tâm.
Tự truyện giúp người đọc có thể hình dung và biết rõ về những sự kiện đã xảy ra, cảm nhận được cảm xúc, suy nghĩ và phản ứng của tác giả trước những biến cố ấy. Không ít tác phẩm tự truyện nổi tiếng đã để lại dấu ấn sâu sắc nhờ sự chân thật và cảm xúc mãnh liệt được truyền tải qua từng câu chữ.
Một tự truyện thường được xây dựng qua ngôn ngữ tự nhiên, phong phú cảm xúc, mang lại cho người đọc cảm giác như đang trò chuyện trực tiếp với tác giả. Sự kết nối này tạo nên sức hút riêng, bởi người đọc không chỉ hiểu câu chuyện, mà còn cảm nhận được con người thật đằng sau từng dòng chữ.
Điều đặc biệt của tự truyện nằm ở tính chân thật và sự cá nhân hóa. Mỗi câu chuyện không chỉ ghi lại những sự kiện trong đời mà còn là sự tái hiện những gì tác giả coi là quan trọng nhất. Nên, nó không đơn thuần là công việc ghi chép lại, mà còn là cách để tác giả nhìn nhận và sắp xếp lại quá khứ, từ đó tìm thấy ý nghĩa mới trong những gì đã trải qua.

XEM THÊM: Tản văn là gì? Phân biệt tản văn với tùy bút, truyện ngắn
Các yếu tố cần có của tự truyện là gì?
Để làm rõ tự truyện là gì, chúng ta không dừng lại ở khái niệm của nó, mà cần phân tích sâu hơn vào các yếu tố quan trọng giúp định hình và phân biệt tự truyện với các thể loại văn học khác. Sau đây là các yếu tố cần có trong một quyển tự truyện:
Tự truyện thuộc thể loại văn xuôi tự sự, đòi hỏi sự kết nối giữa các sự kiện trong đời tác giả để tạo nên một câu chuyện mạch lạc. Những sự kiện này không chỉ là những ghi chép rời rạc, mà phải được sắp xếp theo một trình tự nhất định, giúp người đọc cảm nhận được hình ảnh toàn diện về cuộc đời, số phận và con người tác giả.
Tự truyện không phải chỉ tập trung vào những trái nghiệm cá nhân, mà nó phải phản ánh những vấn đề lớn hơn của xã hội và thời đại. Tức là, khi tác giả kể về khó khăn trong việc vượt qua một biến cố lớn, điều đó có thể gợi lên sự đồng cảm từ những người đã hoặc đang trải qua những tình huống tương tự.
Tính chân thực là yếu tố cốt lõi của tự truyện. Những sự kiện được kể phải dựa trên sự thật, không tô vẽ hoặc phóng đại. Độc giả mong đợi từ tự truyện một câu chuyện chân thành, thể hiện bản chất thật của người viết, ngay cả khi điều đó bao gồm những lỗi lầm hoặc thử thách mà họ từng đối mặt.
Muốn cuốn tự truyện hay cần thể hiện tinh thần nhân văn, nhấn mạnh những giá trị tốt đẹp như sự tha thứ, tình yêu thương hay ý chí vượt khó. Đây chính là yếu tố giúp tự truyện trở thành một tác phẩm có giá trị sâu sắc, truyền cảm hứng cho độc giả.
Dù mang tính cá nhân cao, nhưng tự truyện vẫn là một thể loại văn học. Do đó, cách kể chuyện, sắp xếp các phần nội dung và việc sử dụng ngôn từ đều phải mang tính nghệ thuật. Ngôn từ cần được lựa chọn kỹ lưỡng để vừa giữ được sự gần gũi, vừa tạo nên sức hút văn học.
Tự truyện thường tập trung vào một hoặc nhiều chủ đề chính như hành trình vượt khó, tình yêu, sự trưởng thành hoặc ý nghĩa cuộc sống. Những chủ đề này được lồng ghép xuyên suốt tác phẩm, giúp câu chuyện có sự thống nhất và có chiều sâu.

Điểm khác biệt giữa hồi ký và tự truyện là gì?
Hồi ký và tự truyện dù có nhiều điểm tương đồng nhưng vẫn có những khác biệt rõ ràng về nội dung và cách thể hiện/
Khác với tự truyện, hồi ký không tập trung tái hiện toàn bộ cuộc đời của tác giả mà chỉ lựa chọn một số giai đoạn, sự kiện hoặc trải nghiệm cụ thể để kể lại. Mục tiêu của hồi ký là truyền tải cảm xúc, suy nghĩ và những bài học rút ra từ các sự kiện đó.
Hồi ký mang tính nghệ thuật hơn khi thường không tuân theo trình tự thời gian chặt chẽ mà có thể kết hợp các đoạn hồi tưởng hoặc sử dụng cách kể sáng tạo để làm nổi bật cảm xúc và ý nghĩa của từng câu chuyện. Thể loại này thường phản ánh rõ nét hơn về tâm tư, nội tâm của tác giả, tạo ra sự kết nối cảm xúc mạnh mẽ với người đọc.
Xem xét kỹ hơn chúng ta sẽ thấy rõ được điểm khác biệt giữa hồi ký và tự truyện là gì. Đó chính là:
- Phạm vi hoạt động: Tự truyện tái hiện toàn bộ cuộc đời của tác giả, từ lúc sinh ra đến hiện tại hoặc một cột mốc cụ thể. Còn hồi ký, tập trung vào một hoặc một vài sự kiện, giai đoạn đặc biệt có ý nghĩa trong cuộc đời tác giả.
- Cách sắp xếp câu chuyện: Tự truyện thường tuân thủ trình tự thời gian, mang tính biên niên sử. Hồi ký có thể không theo trình tự thời gian, thường sử dụng cách kể đan xen hoặc hồi tưởng.
- Mục tiêu: Tự truyện cung cấp thông tin chi tiết, tập trung vào sự kiện và dữ liệu. Còn hồi ký nhấn mạnh vào cảm xúc, suy nghĩ và các bài học rút ra từ những trải nghiệm.
- Đối tượng độc giả: Tự truyện thích hợp cho những ai muốn tìm hiểu sâu về cuộc đời một nhân vật. Hồi ký phù hợp với những người yêu thích câu chuyện có chiều sâu cảm xúc và nghệ thuật kể chuyện.

XEM THÊM: TOP 6 – Những cuốn tự truyện nổi tiếng nên đọc ít nhất 1 lần
Cách phân biệt tiểu sử và tự truyện
Tiểu sử và tự truyện đều thuộc thể loại phi hư cấu, ghi lại những câu chuyện đời thực của con người. Tuy nhiên, hai hình thức này khác biệt về người ghi chép, góc nhìn và cách tiếp cận. Để biết điểm giống và khác nhau giữa tiểu sử và tự truyện là gì thì hãy tham khảo các khía cạnh sau:
Điểm tương đồng giữa tiểu sử và tự truyện
- Thể loại: Cả hai đều thuộc thể loại phi hư cấu, nhằm cung cấp thông tin sự thật về cuộc đời của nhân vật.
- Dòng thời gian: Tiểu sử và tự truyện thường được viết theo trình tự thời gian, từ thời thơ ấu đến những giai đoạn quan trọng trong cuộc đời.
- Chủ đề: Cả hai thường xoay quanh những cá nhân quan trọng như chính trị gia, nghệ sĩ hoặc nhân vật lịch sử.
- Mục đích: Đều hướng đến việc cung cấp cho người đọc cái nhìn sâu sắc về hành trình, trải nghiệm và các sự kiện định hình cuộc đời của một người.
Phân biệt tiểu sử và tự truyện
- Tác giả:
-
- Tiểu sử: Được viết bởi một người khác, không phải nhân vật chính trong câu chuyện. Người viết tiểu sử thường dựa vào nghiên cứu, phỏng vấn và tài liệu tham khảo để tái hiện lại cuộc đời của nhân vật.
- Tự truyện: Được viết bởi chính nhân vật kể về cuộc đời của họ. Đây là một hình thức tự thuật, phản ánh trực tiếp cảm xúc, suy nghĩ và quan điểm cá nhân.
- Góc nhìn:
-
- Tiểu sử: Sử dụng ngôi thứ ba để thuật lại câu chuyện. Do đó, tiểu sử thường mang tính khách quan và được trình bày dưới góc độ nghiên cứu lịch sử hoặc phê bình văn hóa.
- Tự truyện: Được viết dưới ngôi thứ nhất, mang tính cá nhân và có phần lắng đọng hơn. Vì vậy, nó có thể giúp người đọc dễ dàng kết nối với nhân vật thông qua cảm nhận chân thực.
- Bản quyền và độ chính xác:
-
- Tiểu sử: Có thể được viết có hoặc không có sự cho phép của nhân vật chính. Nếu được thực hiện không có sự đồng ý, rất có thể xuất hiện những đánh giá chủ quan hoặc thông tin không chính xác trong phần tiểu sử.
- Tự truyện: Là câu chuyện do chính người kể thuật lại, không cần sự cho phép từ bên ngoài. Tuy nhiên, nó có thể mang tính thiên vị và thiếu khách quan do được viết từ góc nhìn cá nhân.
Qua những phân tích trên, chúng ta có thể thấy rằng mặc dù tiểu sử và tự truyện đều cung cấp thông tin về cuộc đời của một nhân vật nào đó, nhưng chúng lại khác nhau ở cách tiếp cận và trình bày.
Trong khi tiểu sử mang tính khách quan, thường dựa vào nghiên cứu và đánh giá từ góc nhìn bên ngoài, thì tự truyện lại là một lời tâm sự chân thật từ chính nhân vật, giúp người đọc thấu hiểu sâu sắc hơn về tâm hồn và hành trình cuộc sống của họ.

Bảng phân loại tự sự, tiểu sử và hồi ký
Dựa vào những khái niệm hồi ký, tiểu sử và tự sự là gì, cũng như những thông tin đã chia sẻ, chúng ta có được bảng so sánh 3 thể loại này như sau:
Đặc điểm |
Tự truyện | Hồi ký |
Tiểu sử |
Tác giả | Do chính nhân vật viết, kể về cuộc đời của mình. | Do chính nhân vật viết, thường tập trung vào một giai đoạn hoặc sự kiện cụ thể trong đời. | Do một tác giả khác viết về cuộc đời của một nhân vật. |
Ngôi kể | Ngôi thứ nhất | Ngôi thứ nhất | Ngôi thứ ba. |
Phạm vi nội dung | Toàn bộ cuộc đời từ khi sinh ra đến hiện tại. | Một giai đoạn nào đó trong cuộc đời, thường là những trải nghiệm, sự kiện đáng nhớ nhất. | Toàn bộ cuộc đời hoặc một phần đời, dựa trên nghiên cứu và các tài liệu tham khảo. |
Tính chính xác | Chủ yếu dựa vào trí nhớ và góc nhìn của tác giả, có thể thiên lệch. | Dựa vào ký ức viết ra, mang cảm xúc cá nhân mạnh mẽ. | Căn cứ vào tài liệu, phỏng vấn và nghiên cứu, có tính chính xác cao hơn. |
Mục đích | Chia sẻ câu chuyện cá nhân, cảm xúc và những bài học cuộc sống. | Tái hiện một phần cuộc đời với cảm xúc và trải nghiệm chân thật. | Cung cấp cái nhìn toàn diện, khách quan về cuộc đời và đóng góp của nhân vật. |
Độc giả | Những ai quan tâm đến cuộc đời, cảm xúc của tác giả. | Những ai quan tâm đến một giai đoạn hoặc sự kiện cụ thể trong đời tác giả. | Những ai muốn tìm hiểu sâu về một nhân vật nổi tiếng hoặc có tầm ảnh hưởng. |
Nguồn tư liệu | Từ ký ức và trải nghiệm của tác giả. | Chủ yếu dựa vào ký ức của chính tác giả. | Từ tài liệu lịch sử, phỏng vấn, nhật ký, thư từ hoặc các nguồn tham khảo đáng tin cậy. |
Tính khách quan | Chủ quan vì do chính nhân vật viết. | Mang tính chủ quan, đề cao cảm xúc cá nhân. | Khách quan hơn, nhưng có thể bị ảnh hưởng bởi quan điểm của người viết. |
Kết
Qua những chia sẻ trên, chắc hẳn bạn cũng đã nắm được khái niệm tự truyện là gì, nắm được sự khác biệt giữa tự truyện, hồi ký và tiểu sử. Việc hiểu rõ và phân biệt được các thể loại này sẽ giúp bạn tiếp cận các tác phẩm một cách chính xác hơn và có trải nghiệm tốt hơn khi đọc sách. y vọng bài viết này đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích và hãy theo dõi Người Chấp Bút để cập nhật thêm nhiều thông tin khác nữa nhé!