Tự xuất bản sách đã trở thành một xu hướng hấp dẫn trong bối cảnh văn học hiện đại, mở ra cơ hội cho nhiều tác giả để chia sẻ câu chuyện và tri thức của mình với độc giả mà không cần thông qua các nhà xuất bản truyền thống. Tuy nhiên, con đường này không hề trải hoa hồng, mà ẩn chứa nhiều thách thức mà các tác giả cần phải đối mặt. Bài viết này sẽ điểm qua những sai lầm khi tự xuất bản sách để giúp bạn nhận diện và tránh mắc phải khi đang có dự định xuất bản sách.

Những sai lầm khi tự xuất bản sách thường gặp
Khi mới bước vào hành trình tự xuất bản, có nhiều tác giả thường mắc phải những sai lầm sau:
Không nghiên cứu kỹ quy trình xuất bản sách
Một trong những sai lầm khi tự xuất bản sách là không nghiên cứu kỹ quy trình xuất bản sách. Tuy tự xuất bản sách có thể nhanh chóng và linh hoạt hơn so với xuất bản truyền thống, nhưng nếu tác giả không hiểu biết rõ về quy trình này thì thời gian sẽ bị kéo dài và dễ gặp phải nhiều rắc rối hơn.
Nhiều tác giả thường đánh giá thấp mức độ phức tạp của quy trình này, dẫn đến những hệ quả như vượt quá ngân sách, tiếp thị không hiệu quả, chất lượng in kém hoặc sách xuất không tiếp cận được đúng đối tượng độc giả.
Hơn nữa, việc không nghiên cứu kỹ cũng có thể khiến bạn không khai thác được những lợi thế mà quy trình tự xuất bản mang lại. Nếu không hiểu rõ cách hoạt động của thị trường và hành vi tiêu dùng của độc giả, bạn sẽ không thể xây dựng chiến lược tiếp thị hiệu quả. Kết quả là quyển sách dù được in ấn chất lượng thế nào cũng không được đón nhận rộng rãi.
Chọn nhà xuất bản không phù hợp
Dù là tự xuất bản sách thì tác giả vẫn cần thông qua nhà xuất bản kiểm duyệt nội dung và xin giấy phép xuất bản. Đây là điều kiện tiên quyết để sách được xuất bản hợp pháp theo quy định.
Tuy nhiên, lựa chọn nhà xuất bản không phù hợp với nội dung, thể loại sách lại là sai lầm khi tự xuất bản mà rất nhiều tác giả phạm phải. Không phải nhà xuất bản nào cũng sẽ duyệt bản thảo của bạn. Và cũng không phải bản thảo gửi đến nhà xuất bản nào cũng là hợp lý.
Bạn cần chọn nhà xuất bản có định hướng xuất bản nội dung, chủ đề giống hoặc gần giống với quyển sách của mình. Bạn cần đưa ra một danh sách các nhà xuất bản tiềm năng và có tỷ lệ thông qua cao nhất để nộp bản thảo, tránh làm mất thời gian và tình trạng bản thảo bị từ chối.

Thiết kế bìa sách nghiệp dư
“Đừng đánh giá cuốn sách qua bài của nó” – Đó là một lời khuyên mà hẳn là bạn đã từng nghe. Đương nhiên, nếu vội đánh giá quyển sách đó không hay chỉ bằng chiếc bìa nhạt nhẽo của nó thì có lẽ không được công bằng lắm. Nhưng thực tế cho thấy có rất nhiều độc giả vẫn làm điều này. Họ vẫn dễ bị thuyết phục mua một quyển sách có bìa đẹp và từ chối một quyển sách có bìa không ấn tượng.
Có thế thấy, bìa sách chính là ấn tượng đầu tiên mà người đọc tiếp xúc và nó có thể quyết định liệu họ có muốn khám phá nội dung bên trong hay không. Nhưng có không ít tác giả đã phạm sai lầm khi tự xuất bản sách chính là tự thiết kế hoặc không đầu tư nhiều vào khâu thiết kế này.
Mặc dù việc đầu tư vào một nhà thiết kế bìa có thể tốn kém, nhưng đây là khoản chi tiêu đáng giá. Một bìa sách bắt mắt, được thiết kế chuyên nghiệp, có khả năng truyền tải thông điệp của tác phẩm và tạo sự kết nối tức thì với độc giả mục tiêu. Nếu bạn muốn sách được ra mắt thành công thì nên xem xét vấn đề này.
Bạn có thể tham khảo thêm trong bài viết: TOP 13 sai lầm khi thiết kế bìa sách thường mắc phải
Biên tập không chuyên nghiệp
Bỏ qua khâu biên tập hoặc tự biên tập là sai lầm khi tự xuất bản của nhiều tác giả. Tất nhiên, sai lầm này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cũng như uy tín của sách và tác giả sau khi ra mắt.
Bạn hãy phân biệt kỹ viết và biên tập hoàn toàn là hai công việc khác nhau. Dù bạn viết lách tốt, từ ngữ phong phú và văn phong hấp dẫn, nhưng không thể chắc chắn nội dung không bị sai ngữ pháp, có lỗi chính tả và thiếu logic ở nhiều chương/phần trong sách.
Đương nhiên, bạn có thể tự biên tập, nhưng nếu không phải biên tập viên chuyên nghiệp, việc bỏ qua những lỗi căn bản là điều hiển nhiên. Nhiều tác giả cũng vì cắt giảm chi phí xuất bản mà đã bỏ qua khâu này, dẫn đến nội dung xuất bản không chất lượng, mắc nhiều lỗi sai. Họ thường nhận nhiều phản hồi tiêu cực từ độc giả, bị đánh giá thấp và giảm uy tín trên thị trường.

Sai lầm khi tự xuất bản sách: Không có kế hoạch tài chính
Thêm một sai lầm khi tự xuất bản sách mà rất nhiều tác giả mới mắc phải chính là không có kế hoạch tài chính cụ thể. Khi không lập ra một chiến lược chi tiêu rõ ràng, tác giả dễ dàng rơi vào tình trạng chi tiêu quá mức hoặc không hiệu quả.
Khi mới bắt đầu, nhiều người chưa nắm rõ được chi phí thực sự của tự xuất bản, từ việc biên tập, thiết kế bìa, cho đến marketing. Nhiều tác giả nghĩ rằng chỉ cần hoàn thành bản thảo là xong, nhưng để cuốn sách có thể đến tay người đọc một cách thành công, họ cần tính toán thêm nhiều chi phí khác nhau.
Nếu không có sự chuẩn bị tài chính, tác giả dễ dàng bị “chôn vùi” trong những khoản chi không lường trước, làm giảm lợi nhuận hoặc thậm chí bỏ dở giữa chừng.
Thời điểm xuất bản và ra mắt sách không phù hợp
Ra mắt một cuốn sách không phù hợp với mùa hoặc thị hiếu của độc giả tại thời điểm đó có thể khiến tác phẩm dễ dàng bị bỏ qua, dù nội dung có hấp dẫn đến đâu. Đây chắc chắn là sai lầm khi tự xuất bản, không tham vấn từ người có kinh nghiệm.
Thay vì dành thời gian lên kế hoạch chi tiết về chiến lược phát hành, nhiều tác giả có xu hướng muốn hoàn thành càng nhanh càng tốt mà không cân nhắc kỹ lưỡng về thị trường và thói quen đọc của công chúng. Hậu quả là sách ra mắt không đúng thời điểm, khi mà sự quan tâm của độc giả không hướng về thể loại hoặc chủ đề của sách.

Không có đối tượng độc giả rõ ràng
Thay vì mong muốn cuốn sách dành cho tất cả mọi người, hãy chỉ hướng đến một nhóm độc giả tiềm năng để sách ra mắt thành công và có doanh số khủng. Bởi vì, một quyển sách với kỳ vọng tiếp cập được tất cả mọi người sẽ lại càng khó tiếp cận đúng thị trường và rất dễ bị bỏ quên.
Đây chính là sai lầm khi tự xuất bản sách của các tác giả mới, những người chưa hiểu rõ độc giả của mình cần gì và chưa xác định được đâu là độc giả tiềm năng.
Hãy nhớ là, mỗi thể loại sách, mỗi chủ đề sẽ có một tệp độc giả riêng biệt. Họ là những người có chung sở thích và nhu cầu. Nếu không tập trung vào một nhóm độc giả cụ thể, sách của bạn sẽ mất đi sự kết nối cá nhân, khiến nó trở nên nhạt nhòa giữa hằng hà sa số tác phẩm khác.
Không xây dựng thương hiệu cá nhân
Khi tự xuất bản, có nhiều tác giả thường tập trung vào việc hoàn thiện nội dung mà bỏ quên yếu tố quan trọng không kém khác chính là xây dựng thương hiệu cá nhân. Đó là một trong những sai lầm lớn khi tự xuất bản sách, bởi thương hiệu cá nhân không chỉ giúp bạn thu hút độc giả mà còn là nền tảng để quảng bá sách, “dọn đường” cho thành công lại gần.
Khi tự xuất bản, không có sự hỗ trợ từ các nhà xuất bản lớn, việc xây dựng thương hiệu trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Tác giả chính là bộ mặt của cuốn sách và thương hiệu cá nhân giúp định hình hình ảnh của bạn trong mắt công chúng. Một thương hiệu mạnh không chỉ giúp tác phẩm của bạn dễ tiếp cận độc giả hơn mà còn tạo ra sự tin tưởng với họ. Họ sẽ biết rõ phong cách của bạn, những gì bạn sẽ viết và sẵn sàng chờ đón những cuốn sách tiếp theo.

Không tối ưu mô tả sách
Sai lầm khi tự xuất bản sách ít ai chú ý đến là không tối ưu phần mô tả sách. Nhưng có thể đây sẽ là yếu tố quyết định độc giả có mua sách của bạn hay không. Bạn có thể trau chuốt nội dung bên trong thật hay, thiết kế bìa sách thật đẹp nhưng lại viết mô tả sách không hấp dẫn thì có thể phá hủy mọi nỗ lực trước đó.
Mô tả sách không cần quá dài, nhưng nhất định phải truyền tải được thông điệp, cảm xúc, phải gợi mở, khơi dậy sự tò mò để độc giả bị cuốn vào, không thể thoát ra. Đặc biệt, đừng xem phần mô tả như nội dung sách, hãy xem đó là bài quảng cáo và độc giả có mua sách hay không sẽ phụ thuộc vào lời quảng cáo có đủ sức thuyết phục họ.
Không có kế hoạch quảng bá, tiếp thị
Nhiều người lầm tưởng rằng khi sách đã được xuất bản, nó sẽ tự nhiên tìm đến tay người đọc. Thực tế lại khác xa: thị trường sách ngày nay rất cạnh tranh, đặc biệt trong lĩnh vực tự xuất bản, nơi hàng ngàn cuốn sách được phát hành mỗi ngày. Nếu không có chiến lược tiếp thị rõ ràng và hiệu quả, cuốn sách của bạn có nguy cơ bị “chìm” trong biển sách đó mà không được chú ý đến.
Một số tác giả đã không lập kế hoạch tiếp thị từ sớm, thậm chí bỏ qua việc phân bổ ngân sách cho quảng bá. Hệ quả là khi sách ra mắt, tác giả mới nhận ra rằng họ không có nguồn lực và thời gian để tiếp thị hiệu quả, khiến doanh số bán sách bị ảnh hưởng nặng nề.

Sai lầm khi tự xuất bản sách: Chạy theo xu hướng
Với sự thay đổi chóng mặt của các trào lưu và xu hướng như hiện nay, không ít tác giả lại mắc phải một sai lầm nghiêm trọng: chạy theo xu hướng mà không có sự suy xét kỹ lưỡng. Họ có thể nhanh chóng tiếp cận với những chủ đề đang “hot”, nhưng lại không nằm trong khả năng của mình. Đặc biệt, việc chạy theo xu hướng có thể đánh mất đi phong cách cá nhân và thương hiệu riêng. Tất cả đều sẽ ảnh hưởng đến hành trình xuất bản sách.
Dịch vụ xuất bản sách trọn gói – Người Chấp Bút
Tự xuất bản sách là xu hướng và cũng là lựa chọn tốt đối với nhiều tác giả, nhưng không phải cứ tự mình vận hành thì sẽ quyết định được sự thành công của quyển sách. Bạn luôn dễ mắc phải những sai lầm khi tự xuất bản nếu như quá để ý vào một khâu nào đó trong cả quy trình. Để tránh điều này, hãy thử tìm hiểu và lựa chọn dịch vụ xuất bản sách trọn gói, nơi mà bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ toàn diện và chuyên nghiệp trong từng bước.
Từ việc biên tập nội dung, thiết kế bìa sách, đến phát triển chiến lược tiếp thị hiệu quả, tất cả đều được chúng tôi cung cấp đầy đủ. Với sự hỗ trợ tận tâm và chuyên nghiệp, bạn sẽ có một quyển sách chất lượng và có thể chinh phục trái tim của độc giả dễ dàng.

Lời kết
Như chia sẻ, có nhiều sai lầm khi tự xuất bản sách mà các tác giả hay mắc phải. Dù là người chuyên nghiệp nhưng cũng khó tránh được sai lầm khi xuất bản sách một mình. Vậy nên, nếu cảm thấy quá trình này quá choáng ngợp và nhiều vấn đề cần phải giải quyết, hãy liên hệ với Người Chấp Bút. Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn từ A-Z, giúp bạn nhanh chóng ra mắt thành công.