Bạn có gặp khó khăn trong việc ghi nhớ những gì mình đọc không? Nếu có thì hãy thử tham khảo các cách đọc sách hiệu quả được chia sẻ trong bài viết dưới đây. Những bí kíp này đã được nhiều người chia sẻ lại, họ đã áp dụng và đã thành công ghi nhớ nhiều dữ liệu khác nhau khi đọc sách. Cùng Người Chấp Bút tìm hiểu ngay đó là những cách nào nhé!

Chia sẻ 13 cách đọc sách hiệu quả, giúp ghi nhớ lâu
Chia sẻ 13 cách đọc sách hiệu quả, giúp ghi nhớ lâu

Cách đọc sách hiệu quả, nhớ lâu 

Để thực sự nhớ lâu và hiểu sâu những gì bạn đọc, hãy áp dụng các cách đọc sách sau:

Tìm hiểu về bối cảnh ra đời

Cách đọc sách hiệu quả chính là tìm hiểu bối cảnh ra đời của tác phẩm, cuộc đời và mục đích của tác giả. Biết và hiểu rõ những vấn đề này có thể giúp bạn hiểu rõ thông điệp mà tác giả muốn truyền tải hơn. 

Cạnh đó, bạn có thể tìm hiểu về bối cảnh văn hóa, xã hội, những giá trị đạo đức được coi trọng, chuẩn mực xã hội hoặc các biến động chính trị tại thời điểm cuốn sách được viết có thể sẽ giúp bạn có những mối liên kết quan trọng với nội dung trong sách. Từ đó, bạn có thể rút ra được những khái niệm, ý nghĩa và giá trị mà tác giả muốn mang lại cho độc giả là gì. Cách này cũng là cách giúp bạn hiểu và ghi nhớ lâu hơn về cuốn sách này.

Đặt câu hỏi trước khi bắt đầu đọc

Đặt câu hỏi trước khi vào đọc được xem là cách đọc sách thông minh, nâng cao hiệu quả đọc và khả năng ghi nhớ. Khi bạn xác định được mục đích rõ ràng cho việc đọc sách, có một câu hỏi cụ thể cần trả lời sau khi đọc hết quyển sách này thì bạn sẽ tập trung hơn vào những gì mà sách chia sẻ. Điều này kích thích bộ nào cũng bạn xử lý dữ liệu hiệu quả hơn để khi đi đến trang cuối cùng, bạn đã có được câu trả lời cho câu hỏi ban đầu đặt ra.

Cách đọc sách hiệu quả, nhớ lâu
Cách đọc sách hiệu quả, nhớ lâu

Cách đọc sách hiệu quả – Ghi chép

Đánh dấu và ghi chép cách đọc sách hiệu quả nhớ lâu mà bạn có thể áp dụng. Thói quen ghi chép lại các câu, cụm từ hoặc những đoạn văn quan trọng, hấp dẫn trong quá trình đọc sẽ giúp bạn dễ dàng nhận ra nội dung chính và những thông tin có giá trị. 

Khi đọc, hãy để tiềm thức của bạn dẫn dắt và đánh dấu những điểm nổi bật mà bạn cảm thấy cần nhớ. Cách này sẽ giúp tạo ra dấu ấn thị giác giúp bạn dễ dàng quay lại thông tin cần thiết khi cần. Việc ghi chép khi đọc cũng tạo cơ hội để bộ não phát triển tư duy phân tích và khả năng chọn lọc thông tin.

Bạn cũng có thể lựa chọn ghi chép lại sau khi đã đọc sách một thời gian ngắn. Thời điểm này bạn cho phép tiềm thức xử lý thông tin và tạo ra nhiều liên kết mạnh mẽ hơn từ nội dung đã được đọc. Các ghi chép nên được lưu ở các thiết bị mà bạn thường xuyên sử dụng và hãy có cách đặt tên cho từng “bản ghi chép” này để việc truy xuất thông tin về sau được nhanh và dễ dàng hơn.

Đọc đoạn ngắn để tăng khả năng tập trung

Với xu hướng “đọc ngắn” từ mạng xã hội đã làm thay đổi thói quen đọc của rất nhiều người. Họ thường không thể trụ quá lâu ở một cuốn sách, ngay cả khi cuốn sách đó có nội dung hấp dẫn như thế nào. Đó cũng là lý do việc đọc sách và ghi nhớ với họ rất khó khăn.

Nếu bạn cũng nằm trong những trường hợp này thì hãy thử áp dụng cách đọc sách hiệu quả sau:

Hãy dùng cách lấy độc trị độc, tức là đọc những đoạn ngắn để tăng khả năng tập trung. Bạn có thể chia quyển sách thành nhiều phần nhỏ để duy trì sự chú ý và hạn chế mất tập trung khi đọc. Hãy đọc một phần hoặc một chương ngắn trong thời gian nhất định, ví dụ như 15-20 phút. Sau khi đọc hết chương thì ngưng đọc và bắt đầu suy ngẫm về những gì đã đọc. Việc này có thể giúp bạn tiêu hóa thông tin tốt hơn và cho phép não bộ ghi nhớ lại nội dung trong chương đó. 

Đọc đoạn ngắn để tăng khả năng tập trung
Đọc đoạn ngắn để tăng khả năng tập trung

Hình thành ấn tượng, liên tưởng và lặp lại

Phương pháp tạo ấn tượng, liên tưởng và lặp lại là một cách đọc sách hiệu quả, giúp ghi nhớ lâu hơn mà nhiều người đã áp dụng thành công. Đây là cách đã được chứng minh có thể làm cho thông tin trở nên sống động và dễ nhớ hơn.

  • Tạo ấn tượng: Tạo hình ảnh mạnh mẽ trong tâm trí về nội dung đang đọc. Bạn có thể hình dung các cảnh cụ thể hoặc đọc to để tạo ấn tượng sâu sắc hơn.
  • Liên tưởng: Kết nối thông tin mới với những kiến thức hoặc trải nghiệm đã có, tạo nên một bức tranh sinh động trong tâm trí, giúp hình thành nhiều mối liên hệ, khiến việc ghi nhớ và hồi tưởng sau này trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Lặp lại: Liên tục lặp lại việc tạo ấn tượng và liên tưởng để ghi nhớ được nhiều ý quan trọng và lưu giữ lâu dài trong bộ não.

Mã hóa văn bản thành hình ảnh

Mã hóa văn bản thành hình ảnh là một cách đọc sách hiệu quả, giúp ghi nhớ nhiều thông tin; vì hình ảnh thường dễ nhớ hơn từ ngữ. Vì thế, mỗi khi đọc sách, bạn hãy tự tạo ra những hình ảnh tinh thần từ các từ khóa và thông tin trong đó. Chẳng hạn như, khi đọc sách lịch sử, hãy ghi nhớ các sự kiện đó bằng hình ảnh những trận chiến với ngày tháng quan trọng được viết rõ ràng trong bối cảnh đó. Còn khi đọc một quyển tiểu thuyết, hãy tạo ra một nhân vật hoặc bạn tự hóa thân thành nhân vật đó để tăng sự liên kết và thúc đẩy ghi nhớ sâu hơn. 

Mã hóa văn bản thành hình ảnh
Mã hóa văn bản thành hình ảnh

Liên hệ nội dung sách với sự việc trong cuộc sống

Khi bạn kết nối nội dung của sách với những kinh nghiệm cá nhân hoặc một góc nào đó trong cuộc sống của mình, bạn sẽ dễ dàng ghi nhớ dài hạn các thông tin đó. Giống như việc bạn cảm được nỗi đau của một nhân vật nào đó trong truyện bằng nỗi đau cũng chính mình, tạo ra sự đồng cảm sâu sắc thì bạn sẽ nhớ mãi diễn biến mà nhân vật đó vừa trải qua trong cuốn sách bạn đọc.

Cách đọc sách hiệu quả nhớ lâu: Tạo cây kiến thức

Vẽ sơ đồ hoặc tạo cây kiến thức cũng là cách đọc sách hiệu quả, đồng thời giúp bạn hiểu rõ hơn các vấn đề mà tác giả muốn truyền đạt. Cách này cũng giúp bạn xây dựng một hệ thống nội dung, các khái niệm và các kiến thức mới từ quyển sách đó. 

Hãy tưởng tượng cuốn sách là một cái cây, trong đó hững khái niệm cơ bản đóng vai trò là thân cây và các chi tiết là những nhánh nhỏ. Trong quá trình đọc, bạn sẽ phải nối các nhánh này lại với nhau để tạo ra một cái cây hoàn chỉnh. Và cái cây này sẽ hoàn toàn khác với những cái cây bạn đã “trồng” trước đó. 

Cách đọc sách hiệu quả nhớ lâu: Tạo cây kiến thức
Cách đọc sách hiệu quả nhớ lâu: Tạo cây kiến thức

Đọc thành tiếng

Khi bạn đọc thành tiếng, sự kết hợp giữa phát âm và những thông tin được nghe sẽ cải thiện khả năng ghi nhớ đáng kể. Nếu thời gian hạn chế không cho phép bạn đọc hết quyển sách, vậy hãy đọc to những đoạn hay và quan trọng. Những gì bạn muốn ghi nhớ sẽ được lưu trữ ở vị trí đặc biệt trong bộ não. 

Tránh xa những yếu tố gây mất tập trung khi đọc sách

Trước khi đọc sách, hãy đặt điện thoại, laptop và những vật dụng có thể làm bạn phân tâm ra xa. Tốt hơn là bạn nên chọn một không gian yên tĩnh, thoải mái và không chứa những thứ có thể làm bạn mất tập trung trong lúc đọc sách.

Ngoài ra, nếu nhận thấy rằng tâm trí của bạn bắt đầu lang thang trong khi đọc, hãy dừng lại để thư giãn và làm việc khác một chút. Việc cho phép não bộ nghỉ ngơi không chỉ giúp phục hồi năng lượng mà còn cải thiện khả năng tập trung, từ đó hỗ trợ tốt hơn trong việc ghi nhớ và xử lý thông tin.

Tránh xa những yếu tố gây mất tập trung khi đọc sách
Tránh xa những yếu tố gây mất tập trung khi đọc sách

Viết tóm tắt sách

Sau khi đọc xong một phần của sách, thử thách bản thân bằng cách viết lại nội dung bằng lời của chính mình mà không xem lại văn bản gốc. Thói quen này sẽ giúp bạn đánh giá mức độ ghi nhớ của mình và xác định thông tin nào cần xem lại. Phương pháp này có thể áp dụng khi bạn đọc sách kỹ năng hoặc chuyên về một lĩnh vực nào đó. 

Mục tiêu khi viết tóm tắt không phải là sao chép nguyên văn, mà là ghi lại các điểm chính một cách ngắn gọn. Cách này giống phương pháp ghi nhớ Feynman, một giải pháp tốt buộc phải hiểu sâu sắc nội dung và phát hiện những lỗ hổng trong sự hiểu biết của mình trước khi giải thích nó cho một người nào đó.

Dành thời gian suy ngẫm

Một trong những cách đọc sách có hiệu quả, dễ hiểu và dễ dàng nắm bắt được thông tin là dành thời gian để suy ngẫm sau khi đọc. Thay vì chỉ đọc và bỏ qua, việc tạm dừng lại để suy ngẫm giúp bạn xử lý thông tin một cách hiệu quả hơn.

Mỗi khi đọc xong một phần của sách, hãy dành vài phút để suy nghĩ về những ý tưởng quan trọng trong sách và cách chúng liên kết với nhau. Sau đó, ghi chép lại các ý chính, hệ thống hóa các thông tin vừa đọc rồi tìm mối liên quan với các lĩnh vực trong cuộc sống. Bạn có thể tự hỏi: “Những thông tin này sẽ tác động hoặc sẽ được áp dụng như thế nào trong thực tiễn?”. Bằng cách đặt câu hỏi, tìm kiếm câu trả lời sẽ giúp bạn tìm ra được sự liên quan và tính ứng dụng thực tế của nội dung. Tìm ra được giá trị của sách bạn sẽ bị thôi thúc đọc nhiều hơn và ghi nhớ nhiều hơn các thông tin đó.

Dành thời gian suy ngẫm sau khi đọc sách
Dành thời gian suy ngẫm sau khi đọc sách

Thảo luận với ai đó

Để củng cố kiến thức và chắc chắn mình đã hiểu đúng vấn đề thì hãy thảo luận nội dung sách với người khác. Khi chia sẻ và trao đổi ý kiến, bắt buộc bạn phải tổ chức và trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng, tạo ra một hệ thống kiến thức từ những gì đã đọc và được lưu trữ trong trí nhớ. Có như thế, bạn sẽ hiểu rõ hơn, không còn mơ hồ nữa và có thể tăng khả năng sáng tạo, cũng như phân tích sâu về những điều đó. 

Phản hồi từ người đối diện sẽ giúp bạn nhận ra những điểm thiếu sót để chỉnh sửa. Việc lặp lại các thông tin một lần qua cuộc thảo luận như thế này cũng củng cố trí nhớ tốt hơn.

FAQs – Câu hỏi thường gặp

Làm thế nào để duy trì thói quen đọc sách?

Để duy trì thói quen đọc sách, hãy tự tạo một lịch trình cụ thể cho bản thân. Ví dụ như cố định vào mỗi sáng bạn sẽ đọc bao nhiêu trang sách hoặc dành bao nhiêu thời gian cho việc đọc sách là được. Bạn nên chọn những quyển sách hấp dẫn, hợp với gu của mình để duy trì động lực. Tốt nhất là đặt ra những mục tiêu nhỏ để hoàn thành tốt thay vì cố gắng tạo ra nhiều áp lực cho việc đọc sách.

Đọc sách điện tử có hiệu quả như sách giấy không?

Cả sách điện tử và sách giấy đều có ưu và nhược điểm riêng. Tùy theo sở thích, nhu cầu và điều kiện từng người mà lựa chọn định dạng khác nhau. Sách điện tử tiện lợi, dễ dàng mang theo và có thể truy cập vào bất kỳ lúc nào, trong khi sách giấy thường được yêu thích vì cảm giác chân thực và sự trải nghiệm khi lật trang.

Còn về hiệu quả đọc sách thì phụ thuộc vào từng cá nhân. Bạn có thể thoải mái tiếp cận thông tin ở định dạng nào thì hãy lựa chọn cái đó. Còn việc đọc hiểu có tốt không, ghi nhớ có nhiều không thì phụ thuộc cách mà bạn đọc quyển sách đó như thế nào.

Thời gian lý tưởng để đọc sách là khi nào?

Không có thời gian lý tưởng nhất, chỉ có thời điểm phù hợp nhất để đọc sách. Nó sẽ phụ thuộc vào thói quen và lịch trình của mỗi người. Có nhiều người thấy rằng đọc vào buổi sáng sẽ giúp họ tỉnh táo hơn. Nhưng cũng có người lại thấy đọc sách mỗi tối sẽ giúp họ có giấc ngủ ngon hơn. 

Lời kết

Để nâng cao trải nghiệm đọc sách và đảm bảo mỗi phút đọc đều có giá trị, hãy áp dụng các cách đọc sách hiệu quả được chia sẻ trong bài. Bằng cách tóm tắt nội dung, trồng cây kiến thức hay thảo luận với người khác, bạn không chỉ ghi nhớ thông tin tốt hơn mà còn củng cố kiến thức mới vừa tiếp thu, giúp nâng cao tư duy phản biện và mở ra nhiều góc nhìn mới cho mình.

Theo dõi Người Chấp Bút để đọc thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

error: Nội dung có bản quyền!