Viết tốt không phải là khả năng thiên bẩm. Một tác giả của nhiều quyển sách hấp dẫn không nhất thiết là người 10 điểm văn khi còn đi học. Một người làm văn 4 điểm không nhất định lớn lên không thể trở thành một nhà văn nổi tiếng. Mọi thứ đều có thể thành công nếu chúng ta thường xuyên thực hành. Làm việc chăm chỉ sẽ được đền đáp, nên để viết tốt hơn hãy luyện tập, luyện tập và luyện tập. Đó là một trong những cách để viết tốt hơn mỗi ngày mà bạn có thể áp dụng. Và còn nhiều bí quyết khác giúp bản cải thiện kỹ năng viết lách… Chúng sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây, cùng chúng tôi khám phá ngay nhé!

12 Cách để viết tốt hơn: Mỗi ngày là một sự thay đổi
12 Cách để viết tốt hơn: Mỗi ngày là một sự thay đổi

Tại sao cần cải thiện kỹ năng viết?

Dưới góc nhìn của tôi, viết là một trong những kỹ năng cần thiết và quan trọng mà chúng ta cần phải có. Không có thì cần phải cải thiện, đã tốt thì phải thực hành nhiều để tốt hơn. Bởi vì, viết tốt sẽ là chìa khóa mở ra cánh cửa giao tiếp tự tin hơn. Một người có khả năng viết lách tốt, họ sẽ đọc hiểu, trình bày suy nghĩ và ý tưởng của mình tốt hơn. Họ có khả năng thuyết phục tốt và dễ dàng chinh phục bất kỳ ai bằng những lý lẽ của mình.

Có khả năng viết tốt, bạn sẽ cho bản thân mình nhiều cơ hội hơn bất kỳ ai khi làm ở bất kỳ lĩnh vực nào trong cuộc sống, từ môi trường học thuật đến giao tiếp đơn thuần trong xã hội. Vì thế, hãy luyện tập ngay từ hôm nay để tăng vốn từ và kỹ năng viết lách của bản thân. Bằng cách nào để viết tốt hơn hôm nay thì hãy theo dõi tiếp những chia sẻ bên dưới!

Tại sao cần cải thiện kỹ năng viết?
Tại sao cần cải thiện kỹ năng viết?

12 Cách để viết tốt hơn mỗi ngày

Sẽ không có bảo bối thần kỳ nào có thể giúp bạn viết tốt hơn ngay tức khắc. Nhưng bạn có thể làm điều này nếu kiên trì và nỗ lực mỗi ngày. Dưới đây là cách để viết tốt hơn mà bạn nên áp dụng ngay từ hôm nay:

Đọc nhiều hơn để viết tốt hơn

Có nhiều người đã thất bại ngay từ vòng đầu này, bởi họ “lười đọc”, nhưng lại không biết chỉ khi đọc nhiều hơn thì kỹ năng viết mới có thể tốt hơn. Để không chán nản và từ bỏ sớm, hãy đọc những thứ mà bạn thích. Không nhất thiết phải là sách, bạn có thể đọc bất kỳ nội dung nào mà mình thấy và bị lôi cuốn. Chẳng hạn như đọc bài đăng của ai đó trên mạng xã hội, đọc một tin tức hấp dẫn nào đó mà mọi người đang bàn tán. Đọc nhiều chính là cách để viết tốt hơn mỗi ngày. 

Khi đã không còn chán chường với việc đọc thì hãy tìm kiếm những quyển sách với chủ đề yêu thích. Bởi thế giới vô vàn điều kỳ diệu, chúng ta thì không hẳn đủ giàu có để khám phá thực tế. Vậy nên, hãy thông qua sách để phiêu lưu đến những vùng đất mới. Tại đó, bạn sẽ có vô vàn kiến thức mới mẻ. Không chỉ mở mang được tầm nhìn, sự hiểu biết mà còn tăng vốn từ của bản thân. Đó chính là kho báu quý giá giúp văn chương của bạn ngày càng mượt mà và sâu sắc hơn đấy.

Thói quen đọc được hình thành, hãy đọc nhiều thể loại sách khác nhau, từ những quyển chia sẻ đơn thuần đến sách chuyên môn về một lĩnh vực nào đó. Đọc nhiều không chỉ có thêm kiến thức mà sẽ giúp khả năng tư duy và lý luận tăng lên, từ đó kỹ năng viết cũng được cải thiện đáng kể.

Ôn lại kiến thức cơ bản về ngữ pháp và chính tả

Ôn tập ngữ pháp và chính tả sẽ giúp bạn nhận ra những lỗi thường gặp, từ đó dần dần loại bỏ chúng và nâng cao chất lượng viết. Bài viết không có lỗi chính tả sẽ chuyên nghiệp và chỉnh chu hơn. Đặc biệt, khi dùng đúng ngữ pháp, câu văn của bạn sẽ có sự liên kết hơn, nội dung liền mạch và tránh gây sự hiểu lầm cho người đọc.

Ôn lại kiến thức cơ bản về ngữ pháp và chính tả
Ôn lại kiến thức cơ bản về ngữ pháp và chính tả

Bắt đầu từ những đoạn văn ngắn và đơn giản

Đừng cố gắng viết những thứ cao siêu và vượt xa sự hiểu biết của bản thân về điều gì đó. Thay vì cố gắng viết sách ngay từ lần đầu tiên, tại sao bạn lại không thử viết những đoạn văn chia sẻ ngắn lên mạng xã hội? Tại đó, bạn sẽ biết được liệu câu từ của mình viết ra có sức hấp dẫn hay không. Những người đọc nó cũng sẽ giúp bạn biết đoạn văn đó đang mắc phải những lỗi gì. Đừng ngại nghe những lời đánh giá, vì đó sẽ là cách để viết tốt hơn mỗi ngày mà không phải mất một chi phí nào cho các khóa học nâng trình viết lách đấy.

Học cách lên dàn ý

Đừng để mọi ý tưởng của bạn nằm trong đầu, hãy vẽ chúng lên giấy, ít nhất là hãy gạch đầu dòng cho những gì mà bạn muốn viết. Cho bản thân một cái sườn trước khi kết nối chúng lại thành một bài văn đúng nghĩa. Điều này sẽ giúp bạn viết dễ hơn và không bị rối rắm trước những ý tưởng rời rạc đó. Đương nhiên, lên dàn ý cũng là một việc rất quan trọng trong bất kỳ bài viết nào mà bạn muốn viết để tránh thiếu ý hoặc nội dung lan man.

Học cách lên dàn ý là cách để viết tốt hơn
Học cách lên dàn ý là cách để viết tốt hơn

Tập viết nhật ký hoặc viết blog mỗi ngày

Một trong những cách để viết tốt hơn được nhiều người ứng dụng chính là viết nhật ký hoặc viết blog. Thói quen này sẽ giúp bạn cải thiện được vốn từ và thành thạo hơn trong việc diễn đạt mọi thứ thành lời văn. Việc viết nhật ký hay viết blog thường xuyên cũng là cách giúp bạn hình thành được phong cách viết cá nhân, có tự do thể hiện cảm xúc và suy nghĩ bản thân. 

Ngoài ra, thông quan những trang blog, bạn cũng có thể kết nối gần hơn với độc giả của mình. Điều này sẽ làm tăng sự tự tin cho chính bạn và cũng giúp bạn nhận được những phản hồi tốt cho hành trình rèn luyện kỹ năng viết.

Hãy ghi chép bất kể khi nào, ở đâu

Việc ghi chép rất quan trọng nếu bạn muốn viết tốt hơn và có nhiều ý tưởng hơn. Vì không phải lúc nào bản thân cũng sẽ nhớ hết được những suy nghĩ táo bạo và hấp dẫn ở trong đầu. Việc ghi chép sẽ giúp bạn dễ dàng tìm kiếm lại khi cần.

Thêm vào đó, trong quá trình đọc và nghiên cứu thông tin mới, ghi chép sẽ là cách để bạn lưu giữ lại những ý hay, những câu văn hấp dẫn và cách hành văn của một tác giả nào đó mà bạn yêu thích. Làm điều này thường xuyên sẽ giúp kỹ năng viết lách của bạn đạt “level” cao hơn so với hiện tại.

Hãy ghi chép bất kể khi nào, ở đâu
Hãy ghi chép bất kể khi nào, ở đâu

Làm tàu ngầm trong các group content

Một cách để viết tốt hơn mà ít ai chia sẻ với bạn chính là hãy làm tàu ngầm trong những group content. Tại đó, những nhân vật xuất chúng, những cây bút “cứng khừ” sẽ giúp bạn mở ra chân trời mới. Họ sẽ chia sẻ những bí kíp làm sao để viết tốt hơn mỗi ngày, làm sao để biến ý tưởng trong đầu thành lời văn thu hút người khác. Hãy ở trong đó, đọc những bài chia sẻ hoặc tham gia những khóa học viết content hay, thay lời muốn nói để nâng trình bản thân hơn nữa.

Thử viết các loại văn bản, thể loại khác nhau

Thử thách bản thân trong nhiều thể loại khác nhau sẽ là cách để viết tốt hơn mỗi ngày mà bạn nên áp dụng. Và qua đó, bản thân cũng sẽ nhận diện được nhiều dạng văn bản, cách hành văn và ngôn tư nào phù hợp trong từng loại văn bản. Nắm được bí kíp này thì đi làm cũng sẽ tự tin hơn, dễ ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. 

Còn với những ai có đam mê viết sách, thì việc tìm hiểu và học viết đa thể loại cũng sẽ giúp tăng kỹ năng và phong cách viết. Điều này cho phép tác giả có thể linh hoạt trong việc truyền tải thông điệp và câu chuyện trong mọi hoàn cảnh. 

Cạnh đó, tác giả còn được đứng trên nhiều góc nhìn khác nhau để kể về thế giới, mang lại nhiều luồng gió và cảm xúc mới mẻ hơn cho quyển sách của mình.

Quan trọng là, khi luyện tập viết nhiều thể loại, bạn sẽ có cơ hội tìm ra điểm mạnh và thể loại mình thực sự yêu thích, từ đó định hình được con đường phát triển lâu dài hơn. 

Thử viết các loại văn bản, thể loại khác nhau
Thử viết các loại văn bản, thể loại khác nhau

Để viết trở thành thói quen hàng ngày

Bạn muốn lên trình viết? Bạn muốn thuyết phục người khác bằng giọng văn của mình nhưng lại tự ti vì câu cú lủng củng? Vậy thì hãy viết mỗi ngày, luyện tập viết thường xuyên. Đây chính là cách để viết tốt hơn đơn giản nhất mà bạn cần cam kết với bản thân mình.

Tạo cho bản thân thói quen viết mỗi ngày, vào thời điểm mà bạn cảm thấy thoải mái nhất. Đừng bị câu nói “tôi chỉ viết được khi có cảm hứng mà thôi” quấy nhiễu. Đúng là ý tưởng không phải lúc nào cũng có, nhưng nếu không có kỷ luật bản thân thì không bao giờ viết tốt hơn được. Nên, thay vì trông chờ vào ý tưởng mới, hãy để não bộ của bạn quen với việc viết mỗi ngày. 

Nếu cảm thấy khó khăn, hãy chọn đại một nội dung nào đó mà bạn cảm thấy thích và chép lại. Lặp lại điều này cho đến khi đến đúng thời điểm đã được lập trình sẵn, bạn có thể tự viết những ý hoàn toàn thuộc về mình.

Đặt thời gian cho mỗi lần viết

Không nhất thiết phải dành quá nhiều thời gian cho mỗi lần viết. Bạn sẽ nhanh chóng chán nản và buông xuôi nếu ép buộc cơ thể làm điều mà nó khó chịu quá lâu. Vì thế, hãy cài đặt thời gian hợp lý theo từng giai đoạn để việc viết giống như là một cuộc dạo chơi hàng ngày. Khởi đầu, hãy viết từ 5-10 phút, ghi lại những cảm xúc cá nhân hoặc suy nghĩ của bạn về một vấn đề nào đó. Chỉ cần một vài dòng là đủ cho ngày hôm đó. Sau đó, tăng dần thời gian theo khả năng viết, tăng đến một mức phù hợp để không làm ảnh hưởng đến thời gian biểu cả ngày.

Đặt thời gian cho mỗi lần viết
Đặt thời gian cho mỗi lần viết

Cách ly bản thân với mọi thứ xung quanh khi viết

Nhiều người đã gặp rắc rối trong mỗi lần viết và sớm buông bút khi thời gian vẫn còn là vì bị xao nhãng bởi những thứ xung quanh. Hãy tránh xa những thứ đại loại như điện thoại để bản thân không bị làm phiền trong lúc viết. Tiếng tin nhắn từ các trang mạng xã hội hay cuộc gọi rủ rê của ai đó sẽ khiến bạn trì hoãn việc luyện tập thường xuyên. Do đó, hãy kỷ luật nghiêm khắc với bản thân để sớm viết tốt hơn.

Tạo một không gian viết thoải mái

Tinh thần thoải mái thì năng lượng dồi dào hơn. Để viết tốt và tăng cường sự tập trung trong mỗi lần viết thì bạn nên tạo cho mình một không gian yêu thích. 

Khi không gian viết được thiết kế theo sở thích cá nhân, nó giúp bạn cảm thấy dễ chịu và tự do trong việc sáng tạo. Ngoài ra, việc có một không gian riêng biệt và quen thuộc cho việc viết cũng giúp xây dựng thói quen viết lách hiệu quả, tạo ra một môi trường tinh thần nơi bạn dễ dàng “bước vào” trạng thái sáng tác mỗi khi bắt đầu công việc.

Tạo một không gian viết thoải mái
Tạo một không gian viết thoải mái

Lời kết

Không nhất thiết phải áp dụng tất cả các cách để viết tốt hơn, hãy chọn lựa những cách phù hợp với bản thân và thiết lập thành thói quen. Mọi thứ đều cần bạn kiên trì và cố gắng. Hãy kiểm tra lại kỹ năng sau mỗi tháng, bạn sẽ bất ngờ vì những gì mình đã làm được. Đó sẽ là động lực để bản thân không ngừng nỗ lực hơn đấy.

Theo dõi Người Chấp Bút, chúng tôi sẽ cập nhật thêm cho bạn nhiều bài chia sẻ hữu ích.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

error: Nội dung có bản quyền!